XÚC CẢNH
(Nguyễn Đình Chiểu)
Hoa cỏ bùi ngùi ngóng gió đông (1)
Chúa xuân đâu hỡi có
hay không?
Ngày xế non Nam bặt
tiếng hồng.
Bờ cõi xưa đà chia đất
khác
Nắng mưa nay há đội
trời chung.
Chừng nào thánh đế ân
soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa
núi sông.
Chú thích:
(*) Lịch sử: Sau các
hiệp ước Nhâm Tuất 1862 và Giáp Tuất 1874, ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh
miền Tây Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay giặc Pháp. Bài thơ này của Nguyễn Đình
Chiểu là cảm khái về tình cảnh đất nước khi đó.
(**) Tác giả: Nguyễn
Đình Chiểu (1822-1888) quê gốc ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế nhưng sinh ra ở quê
mẹ là phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc quận 1, TP Hồ Chí Minh). Lúc Lê
Văn Khôi (con Tả quân Lê Văn Duyệt) nổi loạn ở Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu theo
cha chạy ra Huế. Sau ông lại trở về Gia Định và thi đỗ tú tài năm Quý Mão 1843.
Năm 1848 khi ông đang ở Huế để đợi kì thi khoa thi thì được tin mẹ mất, ông bỏ
thi về chịu tang, do thương khóc mẹ nhiều quá nên sau đó ông bị mù hai mắt.
Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ông chạy về Ba Tri (Bến Tre) rồi
mất ở đó.
(1) Gió đông: gió từ
phương Đông thổi đến, tức là gió mùa xuân
No comments:
Post a Comment