Năm Thiệu Phong thứ hai (1), thượng hoàng Trần Minh Tông ngự giá đến Ngự sử đài (2) vừa mới tu sửa xong, quan ngự sử trung tán Lê Duy đi theo hầu.
Các quan giám sát ngự sử là Doãn Định và Nguyễn Như Vi biết chuyện liên dâng sớ kháng nghị rằng vua không được đến Ngự sử đài đồng thời hạch tội Lê Duy không biết can ngăn, lời sớ rất gay gắt. Thượng hoàng gọi hai quan giám sát vào bảo:
- Ngự sử đài cũng là một trong các cung điện, chưa từng có cung điện nào mà thiên tử không được vào.Vả lại, trong Ngự sử đài xưa kia còn có chổ để thiên tử giảng học, các bạ thư chi hậu dâng hầu bút nghiên đều ở đó cả. Đó việc cũ thiên tử vào Ngự sử đài. Ngày xưa Đường Thái Tông (3) còn xem Thực lục, huống chi là vào đài.
Bọn Định, Vi vẫn cố cãi, mấy ngày liền không chịu thôi. Vua dụ hai, ba lần không được bèn cách chức cả hai người.
Chú thích:
(1) tức năm 1342.
(2) Ngự sử đài: là nơi ghi chép sử sách của nước nhà, theo lệ các vua không được đến đấy để đảm bảo tính khách quan.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN
-
Tiểu sử: Nguyễn An sinh năm Tân Dậu 1381 ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), mất năm 1453 ở nước Minh (Trung Quốc).
-
Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo đi sứ nước Thanh, qua một ngôi chùa mới xây rất to và đẹp. Viên phái bộ nhà Thanh đi cùng đề nghị sứ Việt viế...
-
A- GIỚI THIỆU * Tên chữ: Phượng Hoàng linh từ * Vị trí: phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương * Thờ tự: Chu Văn An
No comments:
Post a Comment