T6. TỐNG SÀO NAM NAM DU

TỐNG SÀO NAM NAM DU (1)
(Thai Sơn Đặng Nguyên Cẩn)

Bắc châu vị kỉ phục Nam châu
Hồ hải hào tâm bất khẳng thâu
Tự tiếu thử sinh do bạch diện
Khả vô kì khí ngạo thương châu
Thai Dương thái nhạc tầm cao sĩ (2)
Trường lũy quan bi điếu cổ hầu (3)
Độc hữu Tam Thai nhàn tản hữu (4)
Tương tư tịch tịch ỷ giang lâu.




Dịch thơ (Huỳnh Thúc Kháng):
TIỄN SÀO NAM VÀO NAM

Vừa ra Bắc đó lại vào Nam
Hồ hải lòng hăng bước chửa nhàm
Tự nghĩ thân này còn mặt trắng
Há không khí lạ ngạo đời phàm
Cổ hầu lũy nọ tìm bia đá
Cao sĩ làng kia hái thuốc thơm
Duy có Tam Thai người bạn cũ
Giang lầu ngồi dựa bóng thâu đêm


Chú thích:
(*) Lịch sử: Sào Nam Phan Bội Châu sau khi ra Bắc về lại tiếp tục đi vào Nam hoạt động. Lúc ấy Thai Sơn Đặng Nguyên Cẩn đang làm chức giáo thọ phủ Hưng Nguyên (nay là Hưng Nguyên, Nghệ An).
(**) Đặng Nguyên Cẩn: người làng Lương Điền, tổng Bích Triều (nay là Thanh Chương, Nghệ An); đỗ phó bảng khoa Ất Mùi (1895) và làm đốc học Nghệ An; sau tham gia các phong trào Đông Du và Duy Tân rồi bị bắt đày đi Côn Lôn 13 năm.
(1) Sào Nam là biệt hiệu của Phan Bội Châu.
(2) Cao sĩ Huỳnh Quang, quê ở làng Thai Dương gần cửa biển Thuận An, là tác giả bài "Hoài Nam khúc"
(3) Trường lũy tức là Lũy Thầy do ông Lộc Khê hầu Đào Duy Từ đắp ở Quảng Bình từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh
(4) Tam Thai là biệt hiệu của Đặng Nguyên Cẩn

No comments:

Post a Comment

BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN